Muối là loại gia vị cơ bản hằng ngày và không thể thiếu của mỗi gia đình Việt Nam. Ngoài làm hương vị cho các món ăn, muối còn có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần phải ăn đúng lượng và đúng cách. Vậy ăn muối có tác dụng gì? Và chúng ta cần lưu ý gì khi ăn muối ? Hãy cùng mình tìm hiểu tác dụng của muối ăn với sức khỏe nhé
Muối là loại gia vị được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Tuy được sử dụng hằng ngày nhưng có lẽ ít ai biết về công dụng của muối với sức khỏe. Muối chứa nhiều khoáng chất vô cùng có lợi. Dưới đây là những lợi ích của muối đối với sức khỏe:
Muối ăn giúp cân bằng các chất điện giải
Các chất điện giải như kali, clo, natri, axit cacbonat,… có trong máu giúp hỗ trợ sự vận động của các dây thần kinh và cơ bắp. Muối ăn giúp duy trì các hoạt động đó của chất điện giải. Đồng thời, cân bằng lượng chất khoáng có trong cơ thể.
Theo nghiên cứu, mỗi lần đổ mồ hôi, cơ thể sẽ thấp thoát đi một lượng chất natri và clo. Lúc này việc bổ sung muối cho cơ thể sẽ giúp giúp duy trì sự cân bằng các chất điện giải.
Giúp sát trùng và giảm viêm hiệu quả
Muối ăn có đặc tính sát trùng và giảm viêm nhiễm. Chính vì vậy, muối thường được pha loãng để rửa hoặc sát trùng giúp vết thương hạn chế bị viêm hoặc nhiễm trùng.
Vì lẽ đó, dùng nước muối pha loãng rất tốt cho sức khỏe răng miệng của bạn. Nhờ đặc tính sát khuẩn, nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại cho răng miệng. Đồng thời, giúp giảm tình trạng hôi miệng và giúp răng trắng sáng hơn.
Giúp giữ nước cho cơ thể và hỗ trợ điều trị triệu chứng xơ gan
Muối còn có tác dụng giữ nước cho các tế bào trong cơ thể giúp duy trì các hoạt động của cơ thể và tái tạo tế bào mới.
Bên cạnh đó, muối còn giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh u xơ gan. Do đó bệnh nhân u xơ gang nên bổ sung khoảng 6000 mg natri mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước và mất cân bằng điện giải.
Tốt cho hệ thần kinh
Lượng natri trong muối ăn có tác dụng giữ nước cho các tế bào trong cơ thể, giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định và hạn chế bị rối loạn. Ngoài ra, muối còn có chức năng truyền tín hiệu của hệ thần kinh trung ương đến các dây thần kinh. Chính vì vậy nếu bạn muốn có một hệ thần kinh khỏe mạnh, đừng quên ăn đúng lượng muối mỗi ngày để cải thiện nhé!
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Theo nghiên cứu, muối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định huyết áp của cơ thể. Điều này có tác động đến sức khỏe tim mạch, việc ăn muối đúng lượng giúp hạn chế những cơn đau tim, đột quỵ.
Đặc biệt, những người có huyết áp thấp nên bổ sung lượng muối nhiều hơn để giúp máu lưu thông tốt hơn, giúp tăng huyết áp của cơ thể.
Chữa nhiệt miệng và giảm tình trạng đau họng
Với tính sát trùng mạnh, muối ăn làm chế vi khuẩn và tái tạo niêm mạc bị tổn thương. Nhờ vậy sử dụng muối loãng để súc miệng giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng và làm dịu cơn đau họng hiệu quả.
Hỗ trợ tiêu hóa và điều trị bệnh táo bón
Muối có tác dụng giúp phân nhỏ thức ăn trong dạ dày và hình thành axit clohydric – một chất bài tiết hỗ trợ chức năng tiêu hóa. Nhờ đó, thức ăn được tiêu hóa tốt và điều trị táo bón hiệu quả.
Những lưu ý
Muối có rất nhiều tác dụng khác nhau, tuy nhiên sử dụng muối như thế nào thì tốt cho sức khỏe là điều mà rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là những lưu ý bạn cần biết khi ăn muối để tránh bị phản tác dụng:
- Đối với những bệnh nhân bị suy thận, suy tim, tăng huyết áp,… nên hạn chế ăn nhiều muối. Nên ăn nhạt và giảm lượng muối trong khẩu phần ăn.
- Mỗi người chỉ nên cung cấp lượng muối 1 ngày cho cơ thể khoảng 5gram
- Tác hại của ăn mặn là làm tăng nguy cơ các bệnh về xương khớp, bệnh suyễn, đầy hơi, tim, thận…
- Không ăn muối có tốt không? Tất nhiên là không tốt nhé. Cơ thể thiếu muối dẫn đến tình trạng giảm natri máu, gây phù tay, chân do mất nước tự do
Trên đây là những chia sẻ giúp các bạn hiểu được ăn muối có tác dụng gì cũng như những lưu ý mà bạn cần biết khi sử dụng muối. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết và kinh nghiệm trong việc sử dụng muối ăn! Đừng quên rằng muối chính là thành phần chính tạo nên muối Tây Ninh ngon tuyệt vời nhé.