10 làng nghề Tây Ninh nét đẹp văn hóa truyền thống

làng nghề Tây Ninh truyền thống

Bạn có biết rằng các làng nghề Tây Ninh  có truyền thống lâu đời và vô cùng đa dạng? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để có một cái nhìn tổng quan về làng nghề truyền thống ở Tây Ninh nhé. 

Vùng đất Tây Ninh vốn được du khách biết đến là khu vực rất giàu đặc sản, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng khắp gần xa. Không những thế, khách du lịch đến đây còn bị ấn tượng bởi những làng nghề truyền thống vô cùng độc đáo và đa dạng.

Những làng nghề này không chỉ mang lại nguồn lợi ích về kinh tế cho người dân địa phương, mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp. Hãy cùng điểm qua 12 làng nghề truyền thống ở Tây Ninh mà bạn nên ghé qua viếng thăm nhé.

Làng nghề Tây Ninh làm bánh tráng

làng nghề làm bánh tráng Trảng Bàng

Chẳng biết từ bao giờ, tên gọi của vùng đất Tây Ninh đã gắn liền với đặc sản bánh tráng phơi sương. Đây là loại bánh tráng được nướng lên sau khi phơi khô rồi được phơi lại cùng với sương sớm một lần nữa để giúp bánh trở nên mềm và dẻo hơn.

Ngoài ra, người dân Tây Ninh cũng rất khéo léo trong việc sáng tạo nên rất nhiều loại món ăn khác nhau như: bánh tráng bơ, bánh tráng tôm, bánh tráng dẻo, bánh tráng muối ớt, bánh tráng sa tế, bánh tráng cuốn, bánh tráng dừa, bánh tráng mè,… 

Vào năm 2016, nghề bánh tráng phơi sương Trảng Bàng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhận thấy tiềm năng phát triển của bánh tráng là rất lớn, tuy nhiên quy mô sản xuất của các nghệ nhân vẫn còn nhỏ lẻ, trong những năm gần đây, các lãnh đạo của tỉnh đã tổ chức nhiều buổi tọa đàm để lập nên làng nghề bánh tráng tập trung và tạo điều kiện để kết hợp những làng nghề này cùng với du lịch địa phương.

Làng nghề truyền thống muối tôm

làng nghề làm muối tôm Tây Ninh

Bên cạnh bánh tráng, muối tôm Tây Ninh cũng là loại đặc sản đã quá quen thuộc. Khắp các tỉnh thành, hầu như không ai là không biết đến tên gọi muối tôm Tây Ninh. Được biết, muối tôm Tây Ninh xuất hiện vào khoảng thời gian của cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ và được tiếp tục lưu truyền cho đến nay. 

Từ một loại gia vị chỉ được sử dụng trong phạm vi gia đình, đến nay muối tôm Tây Ninh đã có những bước tiến xa hơn. Hương vị đậm đà rất đặc trưng của loại muối này không chỉ xuất hiện trong những bữa ăn gia đình, trên những chiếc xe bán trái cây, quán vỉa hè mà còn đến cả những nhà hàng đắt đỏ. Cứ nhắc đến muối tôm, người ta nghĩ ngay đến muối Tây Ninh.

Quy trình sản xuất muối tuy không quá phức tạp nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ trong các khâu lựa chọn nguyên liệu như muối, ớt và tôm. Nếu có dịp đến đây tham quan, bạn có thể tận mắt chứng kiến làng nghề làm muối tôm của người dân địa phương và còn có thể trải nghiệm hương vị ở ngay tại chỗ.

Làng nghề đan lát mây, tre, nứa

Ở thời điểm mà các làng nghề thủ công đang phải đối mặt với các nguy cơ bị mai một thì làng nghề đan lát mây tre ở Tây Ninh vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, ở Tây Ninh vẫn có hàng trăm hộ đan lát hằng ngày.

nghề làm tre nứa ở Tây Ninh

Công việc này đã tạo ra nguồn thu nhập cho rất nhiều gia đình, kể cả những người làm nghề lớn tuổi vẫn có thể tiếp tục truyền thống.

Với những đôi bàn tay tỉ mỉ, khéo léo cùng trí óc sáng tạo của những người nghệ nhân, làng nghề thủ công đan lát mây tre nứa của Tây Ninh ngày càng có nhiều mặt hàng phong phú và đa dạng từ tủ, kệ, bàn ghế trong gia đình cho đến những salon to, đẹp mắt.

Không chỉ phát triển bởi mẫu mã đẹp, các sản phẩm đan lát của tỉnh còn được ưa chuộng bởi tính chất thân thiện với môi trường. bên cạnh việc phát triển ở trong nước, các sản phẩm này còn vươn ra thị trường thế giới và được đón nhận một cách rất tích cực.

Làng nghề làm nhang

Ở Việt Nam, nghề làm hương không chỉ gắn liền với vùng đất cố đô mà còn rất nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là những huyện Gò Dầu, Trảng Bàng hoặc tại thị xã Tây Ninh. Dựa trên chia sẻ của những người có kinh nghiệm lâu năm, thì nghề này cũng đòi hỏi người làm phải bỏ vốn ra mới có thể theo được.

Ngoài các chi phí như nguyên liệu, máy móc thì người theo nghề còn phải chịu nhiều rủi ro khi phải chấp nhận giao hàng trước cho thương lái rồi chờ đợi kết quả thu về. Vì lẽ đó mà rất nhiều người cũng sớm bỏ cuộc. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có rất những người khác vẫn cố gắng bám trụ và làm nghề này để nuôi sống cả gia đình.

Nhang Tây Ninh khi mang phơi thường được trải đều ra trên các tấm phản, màu sắc lại rất bắt mắt, mùi thơm dễ chịu. Chính vì vậy mà khi được chụp ảnh từ trên cao, hình ảnh nhang phơi vốn rất bình dị của tỉnh Tây Ninh lại trở thành những thước ảnh nghệ thuật, độc đáo, thậm chí được đăng lên cả những trang báo nổi tiếng như National Geographic.

Làng nghề mộc gia dụng

Nghề mộc gia dụng ở tỉnh Tây Ninh đã có lịch sử xuất hiện và phát triển hàng chục năm qua. Cho đến nay, nghề này vẫn được nhiều chuyên gia đánh giá là rất giàu tiềm năng. Thế nhưng do các hộ sản xuất đều làm ăn nhỏ lẻ nên từ trước đến nay, những mặt hàng này vẫn chỉ mới được tiêu thụ trong tỉnh.

Hiện nay, nghề mộc của tỉnh Tây Ninh vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn trong các vấn đề về chi phí, nhân lực, thế nên cũng đang dần thưa thớt hơn trước.

Để nghề mộc gia dụng của Tây Ninh được phát triển, hiện nay, Sở NN-PTNT của tỉnh đã đề xuất các hộ cần quan tâm đến các khâu tiếp thị sản phẩm cũng như nghiên cứu về thị trường. Bên cạnh đó, còn phải không ngừng sáng tạo các mẫu mã mới, đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng, đặc biệt là nhu cầu mua quà lưu niệm của khách du lịch. 

Làng nghề chằm nón lá

Nghề chằm nón vốn đã phát triển từ rất lâu và rộng rãi khắp Tây Ninh. Thậm chí, ở một số nơi còn được biết đến với tên gọi là “xóm nón lá” chẳng hạn như ở ấp An Phú, An Hòa hay là “làng nón lá Ninh Sơn”. Những người dân khéo tay còn làm được rất nhiều loại nón như: nón Bài Thơ, nón thêu, nón dày, nón thưa,..

nghề chằm nón lá ở TN

Những chiếc nón lá trông thật giản dị và gần gũi với người dân Việt Nam. Từ lúc đi làm đồng, đi hái rau, đi chợ cho đến đi dự những dịp lễ hội đặc biệt. Dù ở đâu, làm gì, người ta cũng có thể mang nón lá theo để che mưa, che nắng, làm đẹp.

Tuy trông đơn giản là thế nhưng các công đoạn làm nón lá lại đòi hỏi nhiều công phu. Các khâu chọn nguyên liệu phải thật cẩn thận, còn phải khéo tay và thật tỉ mỉ trong lúc đan nón. Không chỉ sản xuất ra những mặt hàng chất lượng, mà người dân tỉnh Tây Ninh còn không ngừng tìm hiểu nhu cầu của thị trường để cho ra những sản phẩm mới, đa dạng, thu hút. Nón lá không chỉ là món đồ gần gũi với người dân lao động mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, tinh hoa của dân tộc, rất cần được bảo tồn và phát huy. 

Làng nghề rèn

Nghề rèn từ lâu đã là một trong những ngành nghề phát triển rất mạnh của tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là ở Trảng Bàng. Ở xã Gia Lộc còn có cả một xóm dân cư gắn liền với tên gọi ô Lò Rèn, có hơn 300 hộ dân sống bằng nghề này. 

Từng có thời kì mà nghề rèn ở đây rất phát triển với các sản phẩm vô cùng đa dạng và thông dụng. Vào năm 2015, rèn đã được UBND tỉnh công nhận là  làng nghề truyền thống. Có điều, trong những năm gần đây, công nghiệp phát triển khiến nhiều loại máy móc đã được dùng thay thế cho sức lao động của người.

Nghề rèn thủ công ở Tây Ninh ngày càng bước chậm lại do không đáp ứng kịp nhu cầu mới của thị trường. Tính đến thời điểm hiện tại, ô Lò Rèn vẫn có khoảng vài chục hộ đang tiếp tục làm nghề nhưng cũng gặp phải khá nhiều khó khăn.

Đúc gang nhôm

Ở xã Trường Hòa, tỉnh Tây Ninh là nơi có làng nghề đúc gang nhôm truyền thống. Trước kia, những cơ sở ở đây sử dụng than đá để đốt lò nên đã ảnh hưởng đến tình trạng của môi trường.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, UBND đã phối hợp với các ngành chức năng, tiến hành kiểm tra nhằm giải quyết vấn đề này. Tỉnh Tây Ninh cũng triển khai nhiều dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào nhằm giữ gìn các làng nghề như đúc gang nhôm mà vẫn đảm bảo được các quy trình đúng với quy định của nhà nước.                                   

Sản xuất khoai mì

Từ sau giai đoạn đổi mới, khoai mì đã trở thành một nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu. Trong đó, Tây Ninh là nơi có năng suất khoai mì xếp hàng đầu cả nước. Đặc biệt, Tây Ninh không ngừng cập nhật những đổi mới về công nghệ, về thiết bị cũng như xử lý ô nhiễm nước thải. 

Nhờ những điều đó mà ngành sản xuất khoai mì của tỉnh vẫn đang không ngừng phát triển, đã trở thành loại cây trồng chủ lực và sẽ còn tiến xa hơn trong tương lai.

Nuôi thả cá tra

Tận dụng tiềm năng lớn về việc phát triển vùng nguyên liệu cá tra của mình, hiện nay tỉnh Tây Ninh đã hình thành nên các vùng nuôi chuyên canh tại các nơi như xã Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng. Các sản phẩm sau khi chế biến thì được xuất khẩu sang nhiều thị trường như Trung Quốc hay Nga… 

Đây là những tín hiệu rất đáng mừng và mang lại hiệu quả hơn so với một số mô hình nông nghiệp khác. Đặc biệt, nhờ sự phát triển của nghề nuôi cá tra,nhiều dịch vụ liên kế khác phục vụ hoạt động nuôi, chăm sóc cá cũng tạo nên công ăn việc làm cho rất nhiều lao động ở địa phương.

Kết

Qua đây, có thể nói các làng nghề Tây Ninh truyền thống là vô cùng đa dạng và giàu tiềm năng. Bên cạnh đó, cũng có một số làng nghề gặp nhiều khó khăn, đang dần mai một, cần có sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền địa phương cũng như người dân.

Các làng nghề trên không chỉ giúp tạo ra việc làm cho người lao động ở địa phương mà còn là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính vì vậy mà chúng ta, dù là người dân ở bất cứ đâu cũng nên góp sức, hỗ trợ và tạo điều kiện để những làng nghề này được tiếp tục tồn tại và phát triển.

Bên cạnh đó, hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã có cho mình thêm nhiều kiến thức và có một cái nhìn tổng quan về các làng nghề truyền thống của tỉnh Tây Ninh.

5/5 - (2 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Hotline: 0907323505
Chat Facebook
Gọi điện ngay