Củ tỏi có tác dụng gì? Những lợi công dụng tuyệt vời của tỏi có thể bạn chưa biết Tỏi không những là gia vị quen thuộc hàng ngày của mỗi gia đình mà còn có những công dụng tuyệt vời đến sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Vậy tác dụng của củ tỏi là gì? Ăn thế nào đúng cách? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé! Những tác dụng tuyệt vời của củ tỏi có thể bạn chưa biết
Tác cũng của củ tỏi trị cảm cúm
Củ tỏi trị bệnh gì? Trong tỏi chứa nhiều sulfur – hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Ăn tỏi thường xuyên không những tăng hương vị cho bữa ăn hằng ngày của bạn mà còn giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Theo nghiên cứu, ăn tỏi sống mỗi ngày giúp cơ thể rút ngắn được 70% thời gian bị cảm cúm, nhanh chóng phục hồi cơ thể và giảm 60% nguy cơ mắc cảm cúm.
Ăn tỏi góp phần hỗ trợ lọc máu
Không những có khả năng trị cảm cúm hiệu quả, củ tỏi còn có một tác dụng tuyệt vời đó là hỗ trợ lọc máu, có tác dụng giúp cơ thể thanh lọc, giải độc. Trong củ tỏi giàu allicin – hợp chất giúp tăng tế bào bạch cầu và loại bỏ các chất độc hại khỏi cơ thể, đặc biệt ở gan.
Ăn tỏi thường xuyên giúp giảm huyết áp hiệu quả
Ăn củ tỏi sống có tác dụng gì? Đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp nên ăn tỏi mỗi ngày để có thể cân bằng huyết áp cho cơ thể. Bạn nên ăn tỏi sống mỗi ngày, amylase tiết ra trong lúc nhai tỏi sống giúp hình thành allicin – hợp chất có khả năng làm giảm huyết áp.
Tác dụng của củ tỏi trong việc ngăn ngừa bệnh tim
Ngoài những tác dụng tuyệt vời trên, ăn tỏi thường xuyên còn giúp ngăn ngừa bệnh tim hiệu quả. Tỏi có tác dụng tăng cholesterol tốt cho cơ thể và ngăn ngừa cholesterol xấu cho cơ thể. Chính vì vậy, những người có tiền sử về tim mạch nên bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn hằng ngày của mình.
Ăn tỏi giúp điều trị bệnh tiểu đường
Theo các nghiên cứu, tỏi có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu và có khả năng ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường và chống nhiễm trùng. Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2, ăn tỏi giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Bổ trợ xương tốt
Trong củ tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp như vitamin C, vitamin B6, kẽm, mangan,… Do đó, bổ sung tỏi cho cơ thể thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp hay các triệu chứng về xương khớp.
Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh về xương khớp cao hơn nam giới. Vì vậy, chị em phụ nữ nên bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe xương khớp!
Ăn tỏi giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ
Bệnh Alzheimer thuộc loại bệnh sa sút trí tuệ có thể khiến người bệnh mất đi khả năng suy nghĩ và thực hiện các hoạt động bình thường. Trong tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, góp phần cải thiện sức khỏe của người bệnh.
Phòng ngừa ung thư hiệu quả
Tỏi có vai trò quan trọng trong việc ức chế quá trình nitrat thành nitrit. Đồng thời, tỏi củ còn giúp ngăn cản sự hình thành của nitrosamine – hợp chất gây ung thư cho cơ thể. Ngoài ra, củ tỏi còn chứa các hợp chất S-allystein, Ajoene, Diallyl Disulphide,…
có vai trò làm chậm sự phát triển của các khối u ung thư, đặc biệt là các bệnh u thư vú, ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư dạ dày,… Chính vì vậy, những bệnh nhân đang điều trị ung thư nhất định không nên quên bổ sung tỏi vào bữa ăn mỗi ngày nhé!
Tỏi giúp làm đẹp da
Trong củ tỏi chứa nhiều vitamin B, B1 và E giúp tăng sức đàn hồi cho da, ngăn ngừa lão hóa, làm trắng da và chống rụng tóc. Bạn nên kết hợp tỏi với giấm, muối, mật ong,… để giúp làm đẹp da hiệu quả hơn.
Ngoài ra, tỏi còn có công dụng điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Trong tỏi chứa hợp chất allicin có khả năng ngăn cản hoạt động của gốc tự do và ngăn ngừa vi khuẩn. Ở dạng phân hủy, allicin có trong tỏi còn giúp chuyển hóa allicin thành axit sulfenic tạo phản ứng nhanh với các gốc tự do, góp phần ngăn ngừa sẹo mụn, dị ứng hoặc các bệnh ngoài da hiệu quả.
Bà bầu ăn tỏi giúp an toàn cho thai kỳ
Như đã nói ở trên, tỏi giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong khi mẹ bầu có sức đề kháng yếu, virus dễ xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu. Chính vì vậy, mẹ bầu ăn tỏi thường xuyên rất tốt cho cơ thể, giúp thai kỳ khỏe mạnh.
Ăn tỏi giúp ham muốn ở nam giới
Theo nhiều nghiên cứu, tỏi giúp hỗ trợ cho người bị liệt dương hoặc nhược dương rất tốt vì tỏi giúp gây ham muốn cho nam giới và kéo dài thời gian cương cứng. Ăn tỏi giúp sản sinh ra một loại enzyme gọi là oxide synthase – loại men có tác dụng tốt cho sức khỏe tình dục ở nam giới.
Tuy nhiên, tỏi còn có một số nhược điểm khác, đặc biệt là hôi miệng. Ngoài ra, còn một số người bị dị ứng tỏi do đó cần cẩn thận khi dùng tỏi.
Ăn tỏi như thế nào là đúng cách?
Để có thể phát huy tối đa công dụng củ tỏi, ăn tỏi đúng cách đóng vai trò khá quan trọng. Vậy ăn tỏi như thế nào là đúng cách. Dưới đây là những điều cần biết khi ăn tỏi:
- Bạn nên băm nhuyễn tỏi và để trong không khí tầm 10 – 15 phút rồi mới ăn để phát huy được tác dụng của củ tỏi. Nguyên nhân là trong củ tỏi không chứa allicin tự do. Do đó, khi băm củ tỏi sẽ tạo ra hợp chất allicin.
- Có thể ăn tỏi ngâm dấm giúp khử mùi nồng của tỏi mà vẫn giữ được các hoạt chất tốt trong củ tỏi.
- Để loại bỏ mùi hôi sau khi ăn tỏi, bạn có thể súc miệng bằng cà phê không đường, uống sữa bò, nước trà xanh hoặc nhai kẹo cao su.
- Không nên ăn tỏi khi đói vì không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng. Nguyên nhân là do tỏi có tính phân hủy cao và có khả năng kích thích mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
- Những người mắc bệnh liên quan đến mắt không nên ăn nhiều tỏi vì tỏi làm kích thích mắc gây viêm bầu mắc hoặc viêm kết mạc mắt.
- Tuyệt đối không ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì allicin có trong tỏi sẽ kích thích vào niêm mạc ruột gây ra phù nề, tắc nghẽn máu hoặc gay ra các biến chứng nguy hiểm khác.
- Không nên kết hợp tỉ cùng với thịt chó, thị gà, cá trắm, trứng.
- Đối với những người có tiền sử về bệnh gan không nên ăn tỏi vì có thể gây tổn thương gan do tỏi có tính nóng, vi cay, ảnh hưởng xấu đến gan.
- Những người đang sử dụng thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu, người có thể trạng suy yếu,… thì không nên ăn tỏi.
Nếu bạn không thể ăn tỏi do mùi nồng, hăng và cay của nó thì bạn có thể bổ sung tỏi thông qua các thực phẩm chế biến khác, điển hình như muối tôm. Trong thành phần muối tôm Như Ý có chứa tỏi và các thành phần dinh dưỡng khác vô cùng tốt cho sức khỏe của bạn.
Kết luận
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc tác dụng của củ tỏi với sức khỏe. Ngoài những tác dụng tuyệt vời trên thì ăn tỏi còn có những công dụng vô cùng tốt khác. Do vậy bạn đừng quên bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn uống hằng ngày của mình nhé! Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn hiểu được công dụng của tỏi và biết cách bổ sung tỏi đúng cách.
Tham khảo thêm về tỏi tại đây